Dịch Vụ Đăng Ký Kinh Doanh – 5 Khó Khăn Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

Để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp, vận hành ổn định là cả một hành trình dài nhiều khó khăn. Và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 5 khó khăn khi thành lập công ty, doanh nghiệp mà bạn cần biết cũng như dịch vụ đăng ký kinh doanh phổ biến.

1. 5 khó khăn khi thành lập công ty, doanh nghiệp

Đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh, một công ty hay doanh nghiệp nào thì thời điểm ban đầu cũng là khó khăn. Nhất là trong đó có việc thành lập công ty. Dưới đây là một số khó khăn khi thành lập công ty, doanh nghiệp có thể gặp phải. 

Dịch vụ đăng ký kinh doanh
Thời điểm bắt đầu thành lập, công ty có thể gặp phải rất nhiều khó khăn

1.1. Thủ tục pháp lý

Hoạt động kinh doanh cần được đảm bảo và tuân theo những quy định của pháp luật. Vì thế nên khi thành lập công ty. Bạn cần thực hiện nhiều thủ tục pháp lý cần thiết. 

Đây là khâu đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn. Từ đó đảm bảo quá trình đăng ký kinh doanh không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Để đơn giản hóa quy trình, thủ tục hoặc để đẩy nhanh quá trình ra giấy phép. Bạn có thể lựa chọn các dịch vụ thành lập công ty uy tín. 

>> Tham khảo: Dịch vụ đăng ký kinh doanh.

1.2 Huy động vốn

Ở thời điểm mới thành lập, nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng với các doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp cần đầu tư cho nhiều hạng mục. Như cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị… Vì vậy, đây là giai đoạn các doanh nghiệp rất dễ đứng trước nguy cơ thua lỗ. 

Để giảm thiểu áp lực về nguồn vốn. Các doanh nghiệp mới thành lập nên kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Song, vì là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có chỗ đứng và tên tuổi. Việc kêu gọi vốn sẽ khá khó khăn. 

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn cho doanh nghiệp là loại hình hoạt động. Công ty cổ phần là loại hình có khả năng thu hút vốn tốt nhất hiện nay. Tiếp theo sau đó là loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên và cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân.

1.3 Tuyển dụng nhân sự

Việc ổn định nhân sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp mới thành lập thì điều này lại không hề dễ dàng. 

Thực tế, người lao động thường ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động ổn định. Điều này để đảm bảo các quyền lợi về mức lương, chế độ bảo hiểm, môi trường làm việc…Vì thế, các doanh nghiệp mới thành lập cần cân nhắc về các yếu tố này để đưa ra phương án tuyển dụng sớm. Đặc biệt là các vị trí nòng cốt để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được triển khai. Đồng thời duy trì ổn định trong giai đoạn khó khăn. 

Dịch vụ đăng ký kinh doanh
Ổn định nhân sự cũng là vấn đề rất khó khăn khi thành lập công ty, doanh nghiệp

1.4  Tìm kiếm khách hàng

Khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vậy nên không khó hiểu khi đây là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là với các doanh nghiệp mới. 

Tuy nhiên, điểm bất lợi của các doanh nghiệp này là việc chưa có cơ sở để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Vì thế nên, ngoài việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm thì phía doanh nghiệp cần có phương án marketing. Cũng như quảng bá thương hiệu phù hợp. 

1.5  Quản lý doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì hoạt động hầu hết chưa ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc cần có phương án quản lý sao cho hiệu quả. Người đứng đầu doanh nghiệp cần trang bị kỹ năng quản lý về mặt con người lẫn đưa ra kế hoạch hoạt động phù hợp nhất bằng cách: tham gia các khóa đào tạo, khóa học quản lý…

>>> Điểm Ngay Top 28 Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Tại Hà Nội Uy Tín

2. Hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp, dịch vụ đăng ký kinh doanh

Hiện nay, việc xin giấy đăng ký kinh doanh, thành lập công ty cũng dần được đơn giản hóa. Có 2 cách đăng ký doanh nghiệp phổ biến là đăng ký trực tiếp và online. Các bước thực hiện cụ thể của từng cách như sau. 

2.1 Dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tiếp

Đối với trường hợp đăng ký trực tiếp, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi dự kiến đặt trụ sở chính. 

Bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty cần bao gồm: giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, danh sách cổ đông sáng lập (nếu là công ty cổ phần), danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên), bản điều lệ công ty, bản sao có chứng thực CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, người đại diện pháp luật có thời hạn không quá 6 tháng. 

Trường hợp người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì cần bổ sung thêm văn bản ủy quyền và bản sao chứng thực CCCD/CMND/hộ chiếu của người nộp. 

Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và xử lý trong vòng 3 ngày làm việc. 

Doanh nghiệp có thể chọn đăng ký thành lập trực tiếp hoặc online
Doanh nghiệp có thể chọn đăng ký thành lập trực tiếp hoặc online

2.2 Đăng ký thành lập doanh nghiệp online

Để hạn chế tình trạng quá tải hồ sơ ở các cơ quan có thẩm quyền cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục, bạn có thể đăng ký thành lập online trên Cổng thông tin quốc gia. Cách thực hiện gồm 5 bước như sau: 

  • Bước 1: Tạo tài khoản trên website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng nhập vào tài khoản. 
  • Bước 2: Tạo hồ sơ, kê khai đầy đủ thông tin mà hệ thống yêu cầu.
  • Bước 3: Đăng tải bản điện tử của các văn bản được yêu cầu đúng định dạng đã được quy định trước. 
  • Bước 4: Ký xác thực, nộp lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. 
  • Bước 5: Xác nhận đăng ký và chờ phản hồi từ phía cơ quan có thẩm quyền. 

Sau khoảng 2 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ gửi phản hồi qua email:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn có thể in biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT. 
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì bạn cần tiến hành chỉnh sửa, bổ sung và nộp lại từ đầu.  

>>> Lưu Ngay Top 20 Dịch Vụ Co-Working Space Hà Nội Uy Tín

Trên đây là chia sẻ về các khó khăn thường gặp cũng như hướng dẫn dịch vụ đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn!

Rate this post