Nhờ vào sự phát triển của y học tái tạo giúp khắc phục mọi khuyết điểm của các liệu pháp điều trị thông thường. Liệu pháp tế bào gốc trong phục hồi, tái tạo cơ xương khớp được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Mục Lục
1. Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt trong cơ thể, chưa thực hiện chức năng cụ thể và có thể trở thành hầu như bất kỳ tế bào nào được yêu cầu. Hai đặc tính nổi bật của tế bào gốc bao gồm:
- Tự làm mới (self-renewal): Là khả năng đi xuyên suốt các chu kỳ sinh sản của tế bào nhưng vẫn giữ được tình trạng không biệt hóa.
- Tiềm năng (potency): Là khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào chức năng chuyên biệt.
Hai đặc điểm của tế bào gốc quy định chức năng của chúng trong cơ thể, đó là tái tạo và bổ sung các tế bào bị mất đi trong quá trình sống. Tế bào gốc hoạt động mạnh khi cơ thể xuất hiện các tổn thương hay bất thường và sửa chữa những tổn thương hoặc thay thế tế bào chết. Đó là cơ chế tế bào gốc giữ cơ thể cân bằng và khỏe mạnh.
2. Tế bào gốc được thu nhận từ đâu?
Tế bào gốc có ở khắp nơi trên cơ thể như tủy xương, mô mỡ, dây rốn trẻ sơ sinh, nhau thai, dịch ối,… Tuy nhiên, dựa trên tính sẵn có, dễ dàng thu thập, an toàn, ít xâm lấn và giảm thiểu chi phí, các nguồn tế bào gốc thường được thu nhận và ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất bao gồm: Tủy xương, máu ngoại vi, mô mỡ và dây rốn của trẻ sơ sinh.
3. Hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc sau điều trị cơ xương khớp
►►► THAM KHẢO NGAY: Liệu pháp tế bào gốc cơ xương khớp tại Viện công nghệ tế bào Mescells
Dựa vào nguyên lý hoạt động và đặc tính sinh học của tế bào gốc, liệu pháp này được chứng minh giúp phát triển các mô sụn mới để sửa chữa phần sụn bị tổn thương do tình trạng thoái hóa gây ra. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các tế bào gốc còn giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, giảm phản ứng viêm khớp và giải phóng các protein làm chậm thoái hóa sụn cũng như giảm đau khớp cho người bệnh.
Một số hiệu quả vượt trội của liệu pháp tế bào gốc sau điều trị cơ xương khớp có thể kể đến như:
- Điều hòa miễn dịch giúp giảm tình trạng viêm, đau
- Phục hồi, tái tạo mô sụn và các vùng mô liên quan thoái hoá, tổn thương, mất chức năng
- Kích thích hoạt động của tế bào gốc nội sinh
- Điều hòa hoạt động hủy cốt bào – tạo cốt bào
- Tăng cường khả năng hấp thu, chuyển hóa của các thực phẩm, dược phẩm bổ sung
4. Quy trình thực hiện liệu pháp tế bào điều trị cơ xương khớp
Quy trình thực hiện liệu pháp bằng cách đưa tế bào gốc của chính bệnh nhân để kích thích cơ thể sửa chữa và thay thế các mô bị tổn thương trong bất kỳ cấu trúc mô khớp hoặc mô mềm. Tế bào gốc thường được thu nhận từ các nguồn như mỡ, tủy xương, mô dây rốn, máu dây rốn,… sau đó được nuôi cấy, tăng sinh bằng các phương pháp đặc biệt giúp chúng tăng về số lượng, đồng đều về chất lượng và phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn trước khi đưa vào cơ thể.
5. Không nhầm tưởng liệu pháp PRP và liệu pháp tế bào gốc
Cần phân biệt và tránh nhầm tưởng giữa liệu pháp PRP và liệu pháp tế bào gốc.
►►► XEM THÊM: Tiêm tế bào gốc vào khớp gối trị thoái hóa: An toàn – hiệu quả – ít tác dụng phụ
PRP – viết tắt của “Platelet Rich Plasma” – có nghĩa là “Huyết tương giàu tiểu cầu”. Trong máu của chúng ta sẽ bao gồm huyết tương, bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu, trong đó tiểu cầu được nghiên cứu là yếu tố tăng trưởng phong phú. Ưu điểm vượt trội của PRP là giúp kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị đau vượt trội so với các biện pháp điều trị đau thông thường.
Sự khác biệt chính giữa PRP và liệu pháp tế bào gốc là PRP sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để đẩy nhanh quá trình chữa lành tự nhiên ở mô được được điều trị, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này là khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của mỗi người. Trong khi liệu pháp tế bào gốc chủ yếu tập trung vào việc phục hồi, tái tạo cấu trúc và chức năng các mô bị thương bằng các tế bào gốc khỏe mạnh, hiệu quả được duy trì lâu dài, ổn định. Cả hai phương pháp đều đáp ứng được nhu cầu, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Nhìn chung, đây đều là hai liệu pháp hiện đại và đem lại nhiều hiệu quả tích cực nhất hiện nay, có thể kết hợp với nhau để tăng khả năng phục hồi tối ưu. Để lựa chọn phương pháp phù hợp và kịp thời, bạn nên thăm khám định kỳ và nhận sự tư vấn chính xác từ các chuyên gia, bác sĩ!