Với đa số những người nuôi mèo, việc tắm cho chúng là điều không hề dễ dàng, vô cùng chật vật. Vậy với mèo con thì phải làm sao? Mèo con có nên tắm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết #2 cách tắm cho mèo con trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Có nên tắm cho mèo con không?
Câu trả lời của chúng tôi là NÊN tắm cho mèo con.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì thời điểm thích hợp nhất để cho mèo tắm, tiếp xúc trực tiếp với nước là khi bé được 8 tuần tuổi trở lên. Đây là giai đoạn mà bé phát triển ổn định, cứng cáp hơn, có sức khỏe tốt hơn.
Tuy nhiên với bé dưới 8 tuần tuổi thì bạn vẫn có cách tắm cho mèo con với sản phẩm “bọt tắm khô” (còn gọi là sữa tắm dạng bọt). Trong đó:
- Tắm ướt: Tắm trực tiếp với nước và chỉ tắm khi mèo được 8 tuần tuổi trở lên.
- Tắm khô với bọt tắm: Phù hợp với tất mọi độ tuổi của mèo.
Đối với người thì cần tắm hàng ngày. Tuy nhiên với thú cưng, cụ thể hơn là mèo thì việc tắm thường xuyên lại không hề tốt. Bạn chỉ nên tắm cho bé 1 – 2 tuần/lần trừ trường hợp lông bé quá bẩn và bắt buộc phải tắm.
2. Những lợi ích khi tắm cho mèo con
- Giúp mèo làm quen với nước, không sợ tắm: Lúc còn nhỏ chính là thời điểm mèo khám phá thế giới xung quanh. Nhiều bạn thấy mèo nhát nước nên cũng không tắm, khiến bé sau này sợ tắm, sợ nước.
- Loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn và phòng ngừa ve rận…: Mèo con rất hiếu động, thích chạy nhảy, nghịch phá quanh nhà. Do đó việc bị dính bụi, vết bẩn không lau đi được là điều rất bình thường. Và cần được tắm để đảm bảo sức khỏe cho bé.
- Giúp bộ lông của mèo đẹp hơn, óng mượt và sạch sẽ: Việc lông mèo xơ rối, bị rụng thường xuyên cũng có thể được xử lý triệt để khi bạn tắm cho bé với sữa tắm chuyên dụng.
3. Cách tắm cho mèo con tại nhà từ A – Z
Như giới thiệu ở phần trên, có 2 cách cho mèo con chính là tắm ướt và tắm khô với bọt tắm, cụ thể như sau:
Cách 1: Tắm ướt cho mèo con bằng sữa tắm
6 bước tắm ướt cho mèo tại nhà
- Bước 1: Nếu móng của mèo khá dài thì bạn nên cắt ngắn lại, tránh việc bị cào, khiến bạn bị thương trong lúc tắm cho bé.
- Bước 2: Chải lông cho mèo trước khi tắm để tránh lông bị rối, bện lại trong lúc tắm, đặc biệt ở phần đầu, bụng và chân.
- Bước 3: Pha nước ấm vào 1 chậu để tắm cho mèo. Rồi đặt mèo con vào trong 1 chậu còn lại và từ từ dội nước đến khi lông ướt hoàn toàn.
- Bước 4: Lấy một lượng vừa đủ sữa tắm và xoa nhẹ toàn thân cho mèo con. Bạn nên làm nhẹ nhàng và kèm theo những động tác massage để bé thoải mái nhé.
- Bước 5: Sau 5 – 10 phút thì bạn dùng nước để loại bỏ hết phần xà phòng dính trên lông của mèo con. Bạn lưu ý không dội nước vào mặt, khiến bé khó chịu.
- Bước 6: Dùng khăn lau thấm bớt nước rồi, trùm lên thân mèo trước khi đưa bé ra khỏi phòng tắm. Sau đó dùng máy sấy để sấy khô lông và chải lại lông là hoàn thành.
Dụng cụ cần chuẩn bị khi tắm ướt cho mèo
- Sữa tắm chuyên dụng cho mèo: Bạn cần lựa chọn loại phù hợp với độ tuổi cũng như loại lông của bé.
- 2 chậu tắm: Nên chọn loại có kích cỡ lớn hơn mèo con khoảng 2 – 3 lần.
- Đồ chơi: Bạn có thể mang thêm một số đồ chơi nhỏ để mèo chơi trong lúc tắm.
- Khăn lau: Để lau sau khi tắm.
- Máy sấy: Để sấy khô toàn bộ phần nước dính trên lông mèo, tránh việc bé bị cảm.
Cách 2: Tắm khô cho mèo con bằng bọt tắm
Đây là một cách tắm cho mèo con rất nhanh và tiện lợi mà không cần sử dụng tới nước. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng cách tắm này do hiệu quả bụi bẩn, vi khuẩn kém hơn so với tắm ướt thông thường. Và chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:
- Mèo con dưới 8 tuần tuổi.
- Mèo con bị ốm khiến sức khỏe không tốt, sức đề kháng kém.
- Thời điểm mùa đông quá lạnh, thời tiết không phù hợp để tắm.
3 bước tắm khô cho mèo tại nhà
- Bước 1: Bạn cần lấy lược để chải đi phần lông thừa, rụng đang bám trên mèo.
- Bước 2: Lấy một lượng bọt tắm vừa đủ cho vào lòng bàn tay. Sau đó thoa đều lên phần lông của mèo con và massage nhẹ nhàng.
- Bước 3: Dùng khăn khô lau hết phần bọt đang bám trên mèo con là hoàn thành.
Dụng cụ cần chuẩn bị khi tắm khô cho mèo
- Bọt tắm khô (Xịt tắm khô): Bạn có thể dễ dàng chọn mua tại các cửa hàng thú cưng hoặc trên sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada…
- Khăn lau: Để lau phần bọt ở mèo con sau khi tắm xong.
Trong quá trình tắm cho mèo con, dù bạn đã cố gắng, xử lý nhẹ nhàng nhưng bé vẫn nghịch, phá và không chịu hợp tác thì bạn nên đưa tới Kimi Pet – cơ sở làm đẹp cho thú cưng hàng đầu tại Việt Nam.
⇒ Chi tiết tại: Dịch vụ tắm chó mèo chuyên nghiệp – Kimipet
Với hơn 10 năm trong nghề, Kimi Pet đã đúc rút ra những kinh nghiệm khi chăm sóc chó mèo. Ngoài ra trước khi tắm thì thú các bé sẽ được kiểm tra tình trạng lông và da, giúp phát hiện và có phương án xử lý kịp thời, tránh việc để bệnh nặng, nguy hiểm như viêm da, bệnh ghẻ, ve, rận chó…
Dịch vụ tắm cho mèo tại Kimi Pet gồm 6 bước chọn lọc, đảm bảo “hoàng thượng” sẽ sạch sẽ từ A đến Z, giúp loại bỏ hoàn toàn vết bẩn, vi khuẩn và trở nên xinh đẹp, thu hút ánh nhìn của mọi người.
4. Những chú ý khi tắm tại nhà cho mèo con
Trước, trong và sau khi thực hiện cách tắm cho mèo con thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- KHÔNG tắm khi mèo bị ốm, tâm trạng không tốt, mất bình tĩnh hoặc vừa vận động, nô đùa liên tục xong.
- KHÔNG sử dụng sữa tắm, dầu gội dành cho người hoặc cho chó để tắm cho mèo. Vì độ PH trong sữa tắm không phù hợp với mèo con, gây kích ứng da.
- Tuyệt đối KHÔNG dội nước hay thoa sữa tắm lên mặt của mèo.
- Chỉ tắm cho mèo con khi thực sự cần thiết chứ không phải ngày nào cũng tắm, khiến da và lông bị tổn thương.
- Chỉ tắm cho mèo khi thời tiết ấm áp và tắm với nước ấm.
- Thực hiện các động tác massage thật nhẹ nhàng để mèo con thoải mái, đừng biến mỗi lần tắm cho bé trở thành chiến trận.
- Nếu mèo thường cắn, cào khi tắm thì bạn nên đeo găng tay, mặc áo dài tay trong quá trình tắm cho bé. Hoặc nắm phần gáy của mèo cũng là một cách hiệu quả để bé dừng lại.
Trên đây là bài viết “Cách tắm cho mèo con” của chúng tôi với sự tư vấn từ học viện thú cưng Kimi Pet. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp bạn tự tin tắm cho “hoàng thượng” của mình.