Fulfillment Center còn được biết đến là trung tâm hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử. Khái niệm này xuất hiện rất nhiều khi người ta nhắc đến “đế chế” Amazon. Vậy chính xác, trung tâm fulfillment giải quyết công việc gì và tại sao lại được ra đời? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ cụ thể dưới đây để bạn hiểu rõ hơn.
Mục Lục
Khái niệm Fulfillment Center
Fulfillment Center là trung tâm hoàn thiện đơn hàng, thực hiện việc đóng gói và chuyển giao. Trong nhiều trường hợp, nơi này cũng được hiểu là vị trí lưu trữ hàng nhưng không quá lâu. Mục đích chính của trung tâm vẫn là nhanh chóng chuyển giao sản phẩm đến người tiêu hàng.
Fulfillment Center ra đời trong thời buổi E Commerce lên ngôi, thay thế dần mô hình kinh doanh truyền thống. Trung tâm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các nhà bán hàng trên quan hệ B2C. Đôi khi, mô hình này còn được ứng dụng trong hoạt động B2B để tăng cường hợp tác.
Mục đích ra đời của công ty là để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhận và giao đơn. Một mặt, trung tâm sẽ là ‘cánh tay đắc lực” cho nhà bán hàng trong việc đóng gói và giao hàng. Mặt khác, trung tâm là đơn vị quyết định đến thời gian hàng hóa tới tay người tiêu dùng.
Cần hiểu rằng, Fulfillment Center hoạt động cũng gây ra việc tồn kho, lưu trữ hàng. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là tối ưu thời gian giao hàng, không phải chứa hàng. Điều này mang đến lợi ích cực kỳ to lớn với người bán đang muốn phát triển thương hiệu nhưng không có nhiều vốn.
Chức năng của trung tâm
Đúng với tên gọi của mình, chức năng chính của Fulfillment Center là hoàn tất đơn hàng. Sau khi người mua đặt đơn thành công, dữ liệu sẽ được gửi đến cho trung tâm. Nhân viên tại đây sẽ tiến hành sàng lọc, đóng gói và chuyển giao đến tay người mua. Nhiệm vụ của nhà bán hàng nhờ đó mà cũng giảm thiểu đi đáng kể, chi phí cũng thấp hơn.
Fulfillment Center không phải một “kho hàng tĩnh”, các hoạt động ở đây rất đa dạng. Ngoài việc đóng gói và vận chuyển, nhân viên còn tiến hành lắp ráp hoặc dán nhãn. Đôi khi, họ còn tiến hành kết hợp các đơn hàng của người mua để nhanh chóng giao toàn bộ. Tất cả đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là mang đơn hàng đến tay người mua sớm nhất.
Cụ thể, những hoạt động diễn ra tại Fulfillment Center bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin đơn hàng;
- Nhận hàng về kho và chọn sản phẩm;
- Hoàn thiện hàng nếu là sản phẩm cần lắp ráp;
- Đóng gói sản phẩm và dán nhãn;
- Giap cho đơn vị vận chuyển;
- Quản lý lợi nhuận thu được.
Phân biệt Fulfillment Center với Warehouse
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Fulfillment Center với Warehouse. Bạn cần hiểu rằng, về bản chất, hai đơn vị này thực hiện công việc hoàn toàn khác nhau. Warehouse hay còn gọi là kho tĩnh có nhiệm vụ nhận và trữ hàng, xuất khi có nhu cầu. Đơn vị thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn, với mục tiêu hoàn tất đơn hàng.
Hiểu đơn giản, mục đích tồn tại của Warehouse là lưu trữ hàng hóa đầy đủ, an toàn. Mục đích tồn tại của Fulfillment Center là chuyển giao hàng đến tay người mua nhanh nhất. Vì thế, thời gian hàng “nằm” ở Warehouse sẽ lâu hơn ở Fulfillment Center. Tại đây, các sản phẩm sẽ được dự trữ không quá dài để giúp người bán giảm thiểu chi phí kho bãi, người mua nhanh có hàng.
Fulfillment Center là khái niệm mà bất cứ ai hoạt động trên thị trường thương mại điện tử cũng cần biết đến. Nếu hiểu rõ bản chất và biết cách ứng dụng, các khoản chi mỗi tháng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, số lượng người mua ghé đến shop của bạn cũng nhiều hơn vì hàng hóa được chuyển giao rất nhanh.