Kinh Nghiệm Tìm Việc Làm Thêm Tốt Nhất Dành Cho Sinh Viên

Hiện nay sinh viên vừa đi học vừa đi làm là điều quen thuộc và không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa tìm việc làm thêm phù hợp, tránh được các rủi ro vừa không làm ảnh hưởng đến quá trình học tập thì không phải sinh viên nào cũng nắm được.

Sinh viên có nên đi làm thêm?

Ngoài việc tích lũy cho mình những kiến thức trên giảng đường. Sinh viên còn có thể đi làm thêm để bồi đắp cho mình kinh nghiệm thực chiến đồng thời có thêm thu nhập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc đi làm thêm có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Điều này không hẳn đúng. Bởi đi làm thêm sẽ mang đến khá nhiều lợi ích cho sinh viên.

việc làm thêm
Gia sư là 1 trong những việc làm thêm được sinh viên lựa chọn

Đầu tiên phải kể đến việc tích lũy kinh nghiệm. Đây là điều mà một sinh viên khó có thể có được nếu như chỉ học tập tại trường. Việc làm thêm còn giúp sinh viên có thêm thu nhập để chi trả cho việc học tập và các khoản phí sinh hoạt cuộc sống. Bên cạnh đó, khi đi làm bán thời gian còn giúp sinh viên rèn luyện được tính kỷ luật và tác phong của người đi làm. Từ việc sắp xếp thời gian để cân bằng giữa việc học. Đồng thời làm thêm đến xây dựng kế hoạch học tập và làm việc hiệu quả. Tất cả những điều này đều cần thiết khi sinh viên ra trường xin việc.

Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho sinh viên

Như đã nói ở trên, việc làm thêm có thể phần nào ảnh hưởng đến việc học của sinh viên. Nếu như chọn việc làm không đúng và không cân bằng được thời gian học với làm việc. Vì thế, khi tìm kiếm việc làm thêm, sinh viên cần nắm một số kinh nghiệm dưới đây:

Tìm hiểu qua bạn bè, người thân, thầy cô

Một kinh nghiệm tìm việc làm thêm hiệu quả dành cho sinh viên chính là hãy tìm đến bạn bè, người thân hoặc thầy cô của mình. Họ có thể giới thiệu tới bạn đến những công việc bán thời gian phù hợp. Ngoài ra, có rất nhiều công việc hấp dẫn với mức lương khá không được đăng tuyển công khai. Mà nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên tìm ứng viên qua những lời giới thiệu các mối quan hệ xung quanh mình. Để tiết kiệm thời gian tuyển dụng và tìm kiếm được những ứng viên đáng tin cậy.

Tìm qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, công nghệ và internet phát triển như vũ bão. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng các công cụ trực tuyến để tìm kiếm việc làm. Các nhóm tuyển dụng việc làm trên mạng xã hội như Facebook, các hội nhóm tìm việc làm Cần Thơ, tìm việc làm Đà Nẵng, tìm việc làm Hà Nội…. Từ đó sẽ mang đến cơ hội việc làm phù hợp cho bạn. Một lưu ý nho nhỏ kinh nghiệm tìm việc là hãy tìm hiểu thật kỹ công việc, công ty. Cũng như người đăng tin để tránh bị lừa đảo. 

việc làm thêm
Tìm việc trên nền tảng trực tuyến

Liên hệ với nhà tuyển dụng

Bạn có thể nộp CV trực tiếp tới nhà tuyển dụng. Nơi mà chắc chắn có vị trí bạn mong muốn đang được tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu có một công việc mà bạn thấy ưng ý nhưng không chắc vị trí ấy có đang được tuyển dụng hay không. Hãy chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để bày tỏ nguyện vọng được học tập và làm việc cho họ. Chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại tạo cơ hội nếu bạn có năng lực.

Sử dụng các nền tảng tuyển dụng uy tín

Cách xin việc làm thêm cho sinh viên nhanh chóng là tìm trên các nền tảng tuyển dụng uy tín. Bạn có thể biết được thông tin cụ thể của doanh nghiệp cũng như người đăng tuyển. Bên cạnh đó, các nền tảng này thường yêu cầu công khai mọi thông tin cần thiết trong mô tả công việc, lương, chế độ đãi ngộ. Chính vì vậy, bạn sẽ không phải lo lắng khi không tìm thấy những thông tin minh bạch về công việc mà mình muốn ứng tuyển. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm việc làm qua trang web VietnamWorks. Đây là trang tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay được rất nhiều người tin dùng. Bạn có thể tìm kiếm nhanh chóng bất cứ công việc nào với các doanh nghiệp uy tín có mặt khắp 64 tỉnh thành. Hơn hết luôn cập nhật hàng nghìn việc làm mới mỗi ngày để ứng viên kịp thời nắm bắt. 

Những cảnh báo về một việc làm không an toàn

Một số những kinh nghiệm tìm việc làm nhanh 24h không an toàn trong tuyển dụng mà sinh viên cần lưu ý là:

  • Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên đóng phí giữ chỗ, làm thẻ
  • Thông tin tuyển dụng, đăng tải vị trí việc làm không rõ ràng
  • Không có địa chỉ phỏng vấn rõ ràng
  • Những lời rao “việc nhẹ, lương cao”
  • Không có hợp đồng lao động khi thử việc và làm việc

Làm thế nào để việc làm thêm không ảnh hưởng đến việc học?

Vừa học vừa làm không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu muốn và quyết tâm. Bạn vẫn sẽ có cách để cân bằng giữa việc học và làm thêm. Bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây:

Sinh viên cần xác định mục tiêu của bản thân trước khi tìm việc làm thêm
Sinh viên cần xác định mục tiêu của bản thân trước khi tìm việc làm thêm
  • Xác định mục tiêu: Hãy tự trả lời cho câu hỏi “Bạn đi làm thêm vì điều gì?” “Thu nhập từ công việc làm thêm hay kinh nghiệm mới là thứ bạn cần?” Khi trả lời được hai câu này, bạn sẽ thấy được mục tiêu ngay từ đầu để quyết định thời gian và công sức bạn sẽ dành cho công việc đó. 
  • Lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, năng lực, thời gian: Vì đang là sinh viên nên việc học vẫn được ưu tiên hàng đầu, do đó hãy chọn một công việc mà không làm ảnh hưởng đến việc học của bạn nhất. Đồng thời xem xét đến các yếu tố như sức khỏe, thời gian để tìm một công việc phù hợp. 
  • Tránh áp lực lên bản thân quá nhiều: Vừa học vừa làm có thể khiến bạn bị quá tải. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian cho từng việc một cách hợp lý, và dành thêm thời gian chăm sóc bản thân mình. Một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần thoải mái mới giúp bạn học tập và làm việc hiệu quả. 

Bạn có thể áp dụng những cách trên để tìm một công việc làm thêm phù hợp cho bản thân. Chúng tôi chúc bạn sớm tìm được một công việc làm thêm ưng ý. Đừng quên theo dõi để cập nhật nhiều nội dung hữu ích khác nhé.

Rate this post